Chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm và việc “củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” trong kỷ nguyên mới

Trung tướng Lưu Phước Lượng, Nguyên Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

Chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm và việc “củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” trong kỷ nguyên mới.

Trung tướng Lưu Phước Lượng, Nguyên Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

Để phát triển, giang sơn đất nước phải là một cơ thể vững vàng, trong sạch, có thể phát huy ở mức cao nhất nội lực, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng về mọi mặt của đất nước

Chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là những thành tố rất cơ bản góp phần xây dựng đất nước cường thịnh. Đây là điều đã được thực tiễn “Xây và chống” tham nhũng, lãng phí cũng như thực hành tiết kiệm được khẳng định đối với đất nước ta trong nhiều thập kỷ vừa qua.
Đặc trưng của tham nhũng gắn liền với người có chức có quyền, thường có quá trình công tác và cống hiến, có kinh nghiệm, được đào tạo, có quan hệ rộng rãi và có uy tín xã hội nhất định… lợi dụng những “Ưu thế” đó để vụ lợi cho cá nhân, nhóm lợi ích hoặc cho người khác. Tham nhũng gây ra những tổn thất mất mác lớn cho Đảng, nhà nước ta từ con người (cán bộ, đảng viên..) đến cơ sở vật chất của đất nước, tiền của của nhân dân, nghiêm trọng hơn là gây mất niềm tin của người dân đối với Đảng và chế độ.

 Còn lãng phí, đang diễn ra với những biểu hiện phức tạp như chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; lãng phí thời gian công sức tiền của do những thủ tục hành chánh rườm rà; bộ máy công quyền, có nơi hoạt động kém hiệu quả; lãng phí tài nguyên thiên nhiên; tài sản công (giải ngân nguồn vốn đầu tư công, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước, những công trình, dự án trọng điểm thi công không đạt tiến độ, không đáp ứng yêu cầu chất lượng…) lãng phí trong sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng của người dân… Một đặc điểm vô cùng quan trọng là, lãng phí nguồn lực thuộc phạm vị tập thể và Nhà nước thường ít được chú ý và cũng không rõ trách nhiệm thuộc về ai. Thường được quy về “ trách nhiệm của chúng ta”, và trong thực tế như Tổng bí thư Tô Lâm đã nói: xử lý lãng phí chưa được đề cao, chúng ta thường gắn xử lý lãng phí với xử lý tham nhũng, xem như là một hệ luỵ kéo theo. Vấn đề thực hành tiết kiệm, cũng là một thành tố trụ cột, một trong những giải pháp căn cơ nhất để phát triển đất nước.
Thực tiễn cho thấy, trong những nhiệm kỳ vừa qua của Đảng ta, việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt trong thời gian gần đây với những quyết sách chiến lược mang tính lịch sử, trong đó nổi bật nhất là chủ trương “Củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” “khâu đột phá của đột phá” trong cải cách thể chế, để có hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách mới thích ứng với kỷ nguyên mới. Và với bài viết “ Thực hành tiết kiệm” của Tổng bí thư Tô Lâm; những Nghị quyết của Bộ chính trị: Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới cùng nhiều chủ trương nghị quyết mang tính cấp bách như NQ57/NQTW về đột phá, phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số… đã vạch ra những giải pháp quyết liệt phù hợp với thực tiễn, rõ nhất là khơi thông nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, để tiết kiệm và chống lãng phí thật sự là hai thành tố, hai trụ cột gắn bó hữu cơ, là một trong những giải pháp chiến lược để đi đến “thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội”. Để đạt yêu cầu chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhất, ngoài những giải pháp cơ bản đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng, cũng như những bài phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm, cần nghiên cứu và thức hiện những công việc cụ thể qua thực tiễn “Xây và chống” trong thời gian qua và sắp tới để chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm thực sự sát hợp với diễn biến tình hình đang diễn biến rất nhanh trong quá trình tổ chức thực hiện “ Củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”. Có thể nghiên cứu và thực hiện một số vấn đề cụ thể như sau:

1.Các giải pháp trong các Nghị quyết của Đảng trong từng vấn đề, từ chống tham nhũng, lãng phí đến thực hành tiết kiệm, có những nội dung đa dạng phong phú. Trong triển khai cụ thể cần lấy giải pháp chung cơ bản làm nền, nhưng phân tích sâu, mổ xẻ chi tiết, tổ chức thực hiện thật cụ thể, dứt điểm từng việc một, từng giải pháp mang tính đặc thù riêng của tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm gắn với diễn biến tình hình đang diễn ra. Trên cơ sở đó, trong sự điều hành chung của Đảng, Nhà nước ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực…sẽ tích hợp sức mạnh tổng lực trong sự liên kết chặt chẽ để hạn chế ở mức thấp nhất tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm thật sự hiệu quả trong hệ thống chính trị và trong toàn dân.

2.Pháp trị và đức trị là hai thành tố cơ bản để từng tổ chức và mỗi con người trong hệ thống chính trị cũng như đối với mọi công dân điều tiết và điều chỉnh hành vi phù hợp luật pháp và chuẩn mực đạo đức với những nét đẹp đặc trưng riêng của văn hoá trong chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm, được tuyên truyền vận động, phổ cập rộng rãi, trở thành phong trào quần chúng tự nguyện, tự giác trong toàn dân. Đây là những công cụ chủ yếu cần được cải cách mạnh mẽ toàn diện phù hợp với thực tiễn và diễn biến tình hình chung để khắc phục hiệu quả hơn nữa tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm đạt ở mức cao nhất có thể, tạo nguồn lực cả vật chất, tinh thần để đất nước phát triển thịnh vượng. Chúng ta cần khẳng định chủ trương “củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” đạt yêu cầu tinh gọn, mạnh là tiền đề và cũng là khởi đầu của giải pháp chiến lược chưa từng có để quyết liệt chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiếm đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả này, là một trong nhiều yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đến năm 2030 tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày t hành lập Đảng, nước ta trở thành nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập cao. Diễn biến của quá trình này, là sự tương tác nhịp nhàng giữa “củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” được tinh, gọn, mạnh đạt hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đi liền với những bước đi căn cơ, vững chắc chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm đạt hiệu quả ở mức cao nhất.

Đất nước sẽ phát triển bền vững và thịnh vượng./.

LPL

guest
0 BÌNH LUẬN
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Tất cả