HÀ TĨNH: BẢO TÀNG HOA CƯƠNG ĐÓN NHẬN BẰNG KỶ LỤC VIỆT NAM

thoinet.vn

Chiều ngày 20/11, tại Bảo Tàng Hoa Cương, xã Bình An, Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh diễn ra buổi lễ  long trọng đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam.  Đây là Kỷ lục chưa từng có trong lịch vực cổ vật lịch sử trên đất nước Việt Nam.

Bảo tàng Hoa Cương đón nhận kỷ lục Việt Nam 2024 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam

Tham dự buổi lễ trang trọng có Ông Hoàng Thanh Khiết – Nguyên phó Văn phòng thường trực Văn phòng TW Đảng, thường trực Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Gia Việt Nam, Ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương – Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Bà Phạm Thị Vân – Phó trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam,  Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh,  đại diện các Ban, Ngành trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Lãnh đạo Huyện Lộc Hà,  bà con  nhân dân xã Bình An,   cùng anh em, bạn bè của Tiến Sỹ, Thầy giáo Nguyễn Quang Cương.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng chủ nhân Bảo tàng Hoa Cương

 BẢO TÀNG HOA CƯƠNG HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN KỶ LỤC VIỆT NAM

Bảo tàng Hoa Cương, tại xã Bình An, Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là công trình Bảo tàng ngoài công lập của Tiến  Sỹ, Thầy giáo Nguyễn Quang Cương và vợ là Trần Thị Nguyệt. Bảo tàng trải qua một quá trình 50 năm, từ ý tưởng đến thực tế: Ngay từ năm 1971, khi đang học Trường Năng khiếu Văn cấp 3, Ông đã có ý thức lưu giữ hiện vật của quá khứ. Với ước mơ về sau, sẽ làm Bảo tàng gia đình, hoặc Bảo tàng làng xã, quê hương. Ý tưởng cứ chín dần với tâm niệm lưu giữ quá khứ, là lưu lại cái hồn vía của mình, cái hồn quê xóm mạc, cái hồn dân tộc; cũng là cách để tái sinh hồn quá khứ, phục sinh những giá trị truyền thống. Từ đó, cùng với ý thức của một nhà giáo, có 40 năm dạy học Đại học, đã thôi thúc ông  thực hiện ý tưởng xây dựng một Bảo tàng, mang tính chân quê, gần gủi nhất. Nơi đó, sẽ giáo dục tình yêu cội nguồn, truyền thống, thông qua trực quan hiện vật và những sinh hoạt văn hoá phi vật thể.

Bằng công nhận kỷ lục Viêt Nam 2024 của Bảo tàng Hoa Cương tại Hà Tĩnh

Toàn cảnh Bảo tàng Hoa Cương tại  buổi lễ công nhận kỷ lục Việt Nam 2024

       Đến 2017, khi sắp mãn cuộc hành đạo chữ nghĩa, trên giảng đường Đại học. Ông quyết định khởi sự Bảo tàng, để chuẩn bị cho một chặng đường mới đó là giáo dục truyền thống, thông qua Bảo tàng, như một trường học truyền thống. Sau 50 năm, tầm tìm, lưu giữ hiện vật, với 3 năm gấp rút xây dựng, Bảo tàng đã hình thành. Lại thêm một quá trình trang thiết bị, xử lý kỷ thuật, khoa học;  theo nghiệp vụ Bảo tàng;  cũng như hoàn tất gần 1000 trang hồ sơ, để trình duyệt, theo luật di sản.

 Quyết định thành lập Bảo tàng Hoa Cương của UBND tỉnh Hà Tĩnh

        Đến 7/2020, khi đã đáp ứng được các tiêu chí của một Bảo tàng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định (số 2067/QĐ- UBND, ngày 3/7/2020) thành lập Bảo tàng ngoài công lập Hoa Cương. Ngày 9/11/2020, Bảo tàng Hoa  Cương đã được khai trương, đi vào hoạt động. Bảo tàng, toạ lạc trên diện tích hơn 1.500 m2, ngay sát Quốc lộ 281 (đường 22/12 cũ).

 Bảo tàng Hoa Cương tọa lạc tại xã Bình An – Huyện Lộc  Hà –  Hà Tĩnh

Trưng bày hiện vật, phản ánh đa diện về truyền thống nước Việt. Đặc biệt, có khu vực dành riêng cho chuyên đề biển đảo, lưu giữ những thuyền tre cổ và những ngư cụ truyền thống. Trong đó, có cả mô hình Đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nhằm để tác động, lay thức tình yêu biển đảo đối với cộng đồng. Hiện tại, Bảo tàng đã trưng bày hơn 4.000 hiện vật và gần 4.000 tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bút tích quý hiếm.

Khuôn viên Bảo tàng Hoa Cương ở xã Bìn An- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Khu cất giữ tư liệu quý trong khu Bảo tàng Hoa Cương

Hiện vật bằng đồng đa dạng tại Bảo tàng Hoa Cương

Tiến Sỹ, Thầy giáo Nguyễn Quang Cương giới thiệu hiện vật trong Bảo tàng Hoa Cương

 Hiện Bảo tàng đang trưng bày hơn 4.000 hiện vật và gần 4.000 tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bút tích quý hiếm với 13 chủ đề: Nông cụ truyền thống, ngư cụ truyền thống, nghề thủ công truyền thống, đồ dùng sinh hoạt truyền thống, tiền cổ Việt Nam và nước ngoài, hiện vật chống Pháp, chống Mỹ, hiện vật thời bao cấp., các loại xe đạp, xe máy cổ!, nhạc cụ truyền thống., tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bút tích,  chum, ché, hũ, vại sành cổ, cối đá, trục đá, kệ đá cổ, hiện vật về biển đảo Việt Nam.

Khách tham quan Bảo tàng Hoa Cương ngỡ ngàng trước hơn 4.000 hiện vật cổ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20 mà Thầy giáo  Nguyễn Quang Cương đã mất hơn 50 năm tâm huyết sưu tầm, lưu giữ.

Tất cả phản ánh đa diện về lịch sử, văn hoá, đời sống của người Việt, suốt dọc chiều dài lịch sử, từ Thế kỷ XI đến cuối Thế kỷ XX. Trong số những hiện vật được trưng bày cổ xưa nhất là các khối mộc hoá thạch, vỏ Sò biển (Trường Sa), hoá thạch, có niên đại hàng trăm triệu năm. Các loại rìu đá, có niên đại bốn ngàn năm. Trong Bảo tàng, đa phần là dụng cụ sinh hoạt, đời sống từ thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Và một số lượng lớn hiện vật, thời chiến tranh và thời bao cấp, sau này. Bảo tàng được xử lý khoa học, bởi các chuyên gia Bảo tàng. Đặc biệt, có sự tư vấn của các nhà sử học, văn hoá học trong cả nước, nên rất quy chuẩn, chính quy.

Hiện vật cổ đa dạng trong Bảo tàng Hoa Cương

 Trao đổi với phóng viên, thầy Cương bày tỏ: “Trong khi, hầu hết mọi người, xuôi chiều thời gian, rượt đuổi theo cái mới, thì chủ nhân Bảo tàng, lại ngược nguồn thời gian, tầm tìm hiện vật, di sản quá khứ, đang nhanh chóng bị mai một, chìm khuất!”. Điều đó, xuất phát từ tình yêu quá khứ thiện lương, sáng tạo của ông cha, và khi tình yêu đủ chín, đã chuyển hoá thành niềm đam mê, say mê tìm kiếm, và trân trọng. Thêm nữa, từ điểm nhìn hiện tại của một số đông người Việt, đang nhạt nhoà truyền thống, như loài cây bị bứng khỏi vùng thổ nhưỡng bản địa, dẫn đến biến chất, nhạt đắng. Từ ý thức đó, đã thôi thúc Thầy Cương xây dựng Bảo tàng, tạo thuận lợi cho nhiều người, có cơ hội lãm ngắm quá khứ, soi vào muôn mặt truyền thống. Qua đây, nhằm thức tỉnh, dưỡng sinh tình yêu truyền thống cho cộng đồng. Bởi rằng, những người không yêu lịch sử, văn hoá ông cha, sẽ ngàn lần không yêu tổ quốc, không vì nhân dân.

Khuôn viên Bảo tàng Hoa Cương

      Đây chính là tâm niệm, nhận thức, khát vọng, nổ lực đóng góp cho quê hương, đất nước của Ông giáo Nguyễn Quang Cương Sau 40 năm hào sảng truyền lửa, truyền đạo đời, chữ nghĩa trên giảng đường Đại học. Sau 4 năm hoạt động (Từ 9/11/2020- 9/11/2024), Bảo tàng đã đón hàng vạn lượt khách tham quan, nghiên cứu, học tập; trong đó, một số lớn là học sinh, sinh viên. Tất cả, đều hài lòng, tâm đắc trước những giá trị lớn lao của Bảo tàng và trân quý tâm sức của Chủ nhân Tiến Sỹ, Thầy giáo Nguyễn Quang Cương.

Tiến Sỹ Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Tổ chức xác lập Kỷ lục Việt Nam và cùng đoàn công tác đến thăm Bảo tàng Hoa Cương.

 VỀ QUÁ TRÌNH XÁC  NHẬN KỶ LỤC

  Ngày 11/8/2024, Tiến Sỹ Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Tổ chức xác lập Kỷ lục VN đến tham Bảo tàng và tâm đắc trước Quy mô, tính tổng hợp, đa dạng của Bảo tàng Hoa Cương. Ngày 30/10/2024, theo sự đề xuất của Ông Lê Doãn Hợp, đoàn của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam , do Tiến Sỹ Trần Quyết Thắng, Phó CT Hội Kỷ lục gia Việt Nam làm trưởng đoàn, đến Bảo tàng thẩm định theo các tiêu chí của Kỷ lục VIệt Nam. Ngày 5/11/2024, Chủ nhân Bảo tàng gửi hồ sơ đề nghị xác lập Kỷ lục. Ngày 15/11/2024, Bảo tàng nhận được thông báo đạt Kỷ lục Việt Nam. Như vậy, phải mất 50 năm, để hiện thực hoá Bảo tàng và 4 tháng để cơ quan chức năng thẩm định thực tế và Hồ sơ của xác lập Kỷ lục. Bảo tàng Hoa Cương, đã đáp ứng được các tiêu chí cần để xác lập Kỷ lục Việt Nam và đã được công nhận là Kỷ lục Việt Nam ngày 16/11/2024.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu, biểu dương thầy Quang Cương đã thật sự bỏ cả công sức,  tâm huyết  trong 50 năm dày công sưu tầm hơn 4.000 cổ vật, đó là sự hi sinh, cống hiến hết sức mình cho quê hương, đất nước trong việc giữ gìn, phát huy nền văn hóa Việt.

Lễ đón nhận Kỷ lục Việt Nam, là một niềm vui lớn, là vinh dự lớn, nhưng cũng là trọng trách lớn cho chủ nhân Bảo tàng Hoa Cương đó là cần phải duy trì, phát triển, để luôn xứng danh là Kỷ lục Việt Nam. Nhằm đáp ứng niềm tin của các cấp Chính quyền, cũng như nhân dân địa phương và cả nước.

    BTV Cao Cường Đăng Khoa

 

 

guest
0 BÌNH LUẬN
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Tất cả